Cloud và Colocation đều là dịch vụ lưu trữ, quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp. Nếu như Cloud đem đến sự linh hoạt, tiện lợi qua điện toán đám mây thì Colocation lại giúp doanh nghiệp bảo mật thông tin dữ liệu cao. Vậy làm sao để dễ dàng phân biệt Cloud và Colocation và chọn dịch vụ nào phù hợp với doanh nghiệp.
MỤC LỤC
Cloud và Colocation là gì?
Cloud được xây dựng và vận hành dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng mạng internet, cho phép người dùng truy cập dịch vụ công nghệ từ nhà cung cấp. Cloud là phương pháp sử dụng máy chủ từ xa trên internet để quản lý, lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Cloud có 4 mô hình được triển khai như:
- Public Cloud là mô hình điện toán đám mây giúp cung cấp các dịch vụ và tài nguyên công nghệ qua mạng internet. Với mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (máy chủ, mạng, cơ sở dữ liệu,…).
- Private Cloud: Mô hình này được cung cấp riêng cho người dùng trong mạng nội bộ. Tính bảo mật thông tin cao hơn nhờ hệ thống tường lửa sẽ giúp bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt và kiểm soát tài nguyên của doanh nghiệp toàn diện.
- Community Cloud là một mô hình điện toán đám mây riêng và được chia sẻ cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp có chung mục đích sử dụng dịch vụ. Điểm nổi bật của Community Cloud là khả năng kết nối và chia sẻ tài nguyên cho các tổ chức, doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật thông tin.
- Hybrid Cloud: Đây là mô hình được kết hợp giữa hai loại đám mây (Public Cloud, Private Cloud), vừa giúp doanh nghiệp có thể tận dụng cơ sở hạ tầng chung nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật.
Colocation là dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ tại trung tâm dữ liệu. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ trang bị cơ sở hạ tầng gồm: hệ thống giám sát, hệ thống mạng, hệ thống phòng cháy chữa cháy,..đảm bảo tốc độ kết nối mạng ổn định, cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Colocation chia làm 2 loại:
- Colocation server là thuê vị trí đặt máy chủ tại trung tâm dữ liệu.
- Colocation rack là thuê nguyên tủ rack trong trung tâm dữ liệu để đặt máy chủ.
Cách phân biệt Cloud và Colocation
Dưới đây là cách phân biệt Cloud và Colocation, dựa trên các đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Điểm giống nhau giữa Cloud và Colocation:
- Đều cung cấp cơ sở hạ tầng lưu trữ, quản lý và vận hành dữ liệu cho doanh nghiệp.
- Cần có một hệ thống mạng ổn định để đảm bảo nhu cầu sử dụng dịch vụ của mỗi doanh nghiệp không gặp sự cố mạng gián đoạn.
- Đều cung cấp biện pháp bảo mật và khôi phục dữ liệu.
Điểm khác biệt giữa Cloud và Colocation:
Đặc điểm khác nhau | Cloud | Colocation |
Quyền kiểm soát | Doanh nghiệp chỉ kiểm soát trên nền tảng dữ liệu đám mây. | Doanh nghiệp được quyền kiểm soát dữ liệu |
Bảo mật | Tính bảo mật phụ thuộc vào mô hình điện toán đám mây. | Bảo mật thông tin cao |
Chi phí | Chi phí trả theo mức sử dụng tài nguyên | Chi phí thuê ban đầu cao hơn Cloud nhưng không gian lưu trữ ổn định lâu dài |
Khả năng mở rộng | Dễ dàng thu hẹp hoặc mở rộng tài nguyên theo nhu cầu. | Khả năng mở rộng hạn chế và cần mua thêm phần cứng khi cần mở rộng tài nguyên. |
Cách chọn dịch vụ Cloud và Colocation phù hợp với doanh nghiệp
Để chọn dịch vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu phù hợp rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là cách chọn dịch vụ Cloud và Colocation phù hợp với từng doanh nghiệp.
Dịch vụ Cloud
- Chọn dịch vụ cloud sẽ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới. Bởi dịch vụ này sẽ không phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và dễ dàng mở rộng tài nguyên giúp tiết kiệm chi phí.
- Doanh nghiệp có nhu cầu về tài nguyên thay đổi sẽ phù hợp với loại hình dịch vụ cloud. Khi công ty cần xử lý khối lượng lớn công việc theo giai đoạn hoặc theo mùa, chọn dịch vụ Cloud sẽ thu hẹp hoặc mở rộng tài nguyên nhanh chóng.
- Doanh nghiệp muốn tập trung vào tính linh hoạt: Những công ty thích hợp với Could đó là muốn thay đổi mô hình và hạ tầng cơ sở dữ liệu nhưng không cần phải nâng cao, bảo trì phần cứng.
Dịch vụ Colocation phù hợp với doanh nghiệp sau đây:
- Doanh nghiệp lớn: Đã có số lượng máy chủ và cần cơ sở hạ tầng để lưu trữ dữ liệu đảm bảo an toàn, ổn định.
- Doanh nghiệp cần hiệu suất cao và tính ổn định: Những tổ chức có hệ thống dữ liệu, phức tạp cần tối ưu hóa.
- Doanh nghiệp cần sự bảo mật cao: Công ty hoạt động đòi hỏi tính bảo mật thông tin dữ liệu cao. Ví dụ như các ngành ngân hàng, cơ quan chính phủ,…
- Doanh nghiệp đã có phần cứng sẵn sẽ rất thích hợp với dịch vụ colocation. Vì khi đã sở hữu số lượng máy chủ thì việc thuê chỗ đặt máy chủ sẽ tiết kiệm chi phí.
Kết Luận
Thông qua bài viết trên đây sẽ giúp mọi người biết cách phân biệt Cloud và Colocation. Từ đó, lựa chọn được đúng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, vừa đáp ứng lợi ích chung và tối ưu hóa được cơ cấu hoạt động trong kinh doanh giúp phát triển.
- Data Center Là Gì? Trung Tâm Dữ Liệu và Vai Trò Quan Trọng Của Nó
- Phân Biệt Cloud Và Colocation Có Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Gì? Nên Chọn Dịch Vụ Nào?
- Tiêu chuẩn Tier 3 là gì? Ý nghĩa của Tier 3 trong trung tâm dữ liệu
- Uptime là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của Uptime trong hệ thống
- Bí quyết lựa chọn dịch vụ Cloud Server cho doanh nghiệp vừa và nhỏ