Trong lĩnh vực quản lý và vận hành trung tâm dữ liệu, tiêu chuẩn Tier đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ tin cậy và hiệu quả hoạt động của hệ thống. Trong số các tiêu chuẩn này, Tier 3 nổi bật là một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho các doanh nghiệp cần sự cân bằng giữa hiệu suất, chi phí, và độ tin cậy. Vậy, tiêu chuẩn Tier 3 là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm về Tier 3, cũng như lý do mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn tiêu chuẩn này cho trung tâm dữ liệu của mình.
Tham khảo ngay: Cho thuê chỗ đặt máy chủ
MỤC LỤC
Tiêu chuẩn tier 3 là gì?
Tiêu chuẩn Tier 3 là các yêu cầu và tiêu chí đánh giá cho việc thiết kế, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu do Viện Uptime thiết lập. Tổ chức này thiết lập 4 cấp độ tiêu chuẩn Tier và Tier 3 là tiêu chuẩn mà hầu hết các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam áp dụng.
Tiêu chuẩn Tier 3 được thiết lập để giúp đảm bảo hiệu suất máy chủ cho doanh nghiệp. Hơn 50% tất cả các doanh nghiệp sau khi bị tấn công không có đủ tài nguyên để khôi phục dữ liệu. Trung tâm dữ liệu Tier 3 sẽ giúp hạn chế các cuộc tấn công và đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đặc điểm của Data Center Tier 3
Hệ thống quản lý mạng
Hệ thống quản lý mạng của Trung tâm dữ liệu Tier 3 phải có hệ thống kiểm soát ra vào 2 lớp tiên tiến sử dụng mã truy cập. Ngoài ra, Trung tâm dữ liệu Tier cũng phải được trang bị camera hoạt động 24/7 để giám sát mọi hoạt động diễn ra từ xa.
Ngoài ra, để đáp ứng tiêu chí bảo mật, Trung tâm dữ liệu Tier 3 phải có hệ thống kiểm soát cửa 24/7. Nhân viên của trung tâm dữ liệu đó hoặc khách hàng phải đăng ký để được phép vào trung tâm dữ liệu.
Hệ thống điều hòa
Trung tâm dữ liệu Tier 3 phải có khả năng kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ chính xác, với sai số độ ẩm không quá 5% và sai số nhiệt độ không quá 1 độ C. Điều này giúp đảm bảo Máy chủ có thể hoạt động bình thường.
Xem thêm: Phòng Server Là Gì? Chức Năng và Tầm Quan Trọng của Phòng Server
Ứng dụng của Data Center Tier 3
Đảm bảo tính liên tục
Các trung tâm dữ liệu Tier 3 được thiết kế để đảm bảo các dịch vụ và ứng dụng luôn khả dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trực tuyến liên tục hoặc có yêu cầu về thời gian hoạt động cao.
Bảo mật dữ liệu
Môi trường trung tâm dữ liệu Tier 3 cung cấp mức độ bảo mật dữ liệu cao, với các biện pháp bảo mật vật lý và kỹ thuật tiên tiến như kiểm soát truy cập, hệ thống giám sát video và hệ thống an ninh.
Giảm thiểu thời gian chết
Với kiến trúc dự phòng đa dạng, Tier 3 giúp giảm thiểu rủi ro thời gian chết, tức là thời gian hệ thống không hoạt động. Điều này giúp các doanh nghiệp tránh được tình trạng gián đoạn hoạt động và mất doanh thu.
Cải thiện hiệu suất
Các trung tâm dữ liệu Tier 3 thường có cơ sở hạ tầng vật lý và công nghệ tiên tiến, giúp cải thiện hiệu suất của các hệ thống thông tin. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các máy chủ mạnh mẽ, mạng tốc độ cao và lưu trữ dữ liệu hiệu quả.
Hỗ trợ môi trường kinh doanh một cách linh hoạt
Với khả năng mở rộng linh hoạt và khả năng nâng cấp dễ dàng, Trung tâm dữ liệu Tier 3 giúp các doanh nghiệp phát triển môi trường kinh doanh của mình một cách linh hoạt và hiệu quả.
So sánh Tier 3 với các cấp độ khác
Tier I (Basic Capacity)
Tier I là cấp độ cơ bản nhất trong hệ thống Bậc Uptime. Các trung tâm dữ liệu Bậc I có hệ thống đơn giản, không có dự phòng
Tất cả các đường dẫn và thành phần tham gia vào bậc 1 đều hoàn toàn không bị hạn chế và thường không có nguồn điện liên tục (UPS), chỉ sử dụng nguồn điện trực tiếp.
Cơ sở hạ tầng cơ bản có mức khả dụng thấp nhất là 99,671%
Thời gian ngừng hoạt động mỗi năm là khoảng 28,8 giờ
Tier II (Redundant Capacity Components)
Tier II cung cấp tính khả dụng cao hơn Tier I. Các trung tâm dữ liệu Tier II có tính năng dự phòng cho một số thành phần quan trọng.
Hệ thống dự phòng được trang bị cho các thành phần chính như UPS và hệ thống làm mát.
Cơ sở hạ tầng có tính khả dụng 99,741%
Thời gian ngừng hoạt động mỗi năm là khoảng 22,7 giờ
Tier III (Concurrent Maintainability)
Tier III là mức độ sẵn sàng cao và yêu cầu hoạt động liên tục. Các trung tâm dữ liệu Tier III có khả năng chịu lỗi và cung cấp khả năng phục hồi ngay lập tức trong trường hợp xảy ra sự cố. Đây là tiêu chuẩn cao nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ DC tại Việt Nam hiện có thể đạt được.
Được trang bị các thành phần dự phòng hoàn chỉnh cho tất cả các hệ thống, bao gồm UPS, hệ thống làm mát, mạng cũng như những thiết bị quan trọng khác.
Cung cấp khả năng dự phòng N + 1, cho phép DC duy trì hoạt động an toàn trong ít nhất 72 giờ sau khi mất điện
Cơ sở hạ tầng có khả năng sẵn sàng cao hơn nhiều so với Tier I và Tier II ở mức 99,981%
Thời gian ngừng hoạt động mỗi năm chỉ khoảng 1,6 giờ
Đọc thêm: Uptime là gì
Tier IV (Fault Tolerance)
Tier IV là cấp độ cao nhất trong Uptime Tier, cung cấp khả năng sẵn sàng tuyệt đối và hoạt động liên tục, với khả năng dự phòng toàn diện và khả năng chịu lỗi tối đa.
Được trang bị các thành phần dự phòng hoàn toàn, các nguồn điện hoàn toàn tách biệt và độc lập để đảm bảo rằng các sự cố không ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm dữ liệu
Cơ sở hạ tầng dự phòng lên đến 2N + 1 cho phép trung tâm dữ liệu mất điện trong tối đa 96 giờ mà vẫn đảm bảo an toàn
Cơ sở hạ tầng có khả năng sẵn sàng cao nhất là 99,995%
Thời gian ngừng hoạt động tối đa là 26,3 phút mỗi năm
Kết luận
Tóm lại, với khả năng dự phòng tốt, thời gian Uptime cao, và hỗ trợ bảo trì linh hoạt, Tier 3 đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Việc lựa chọn trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn Tier 3 sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, đồng thời mang lại lợi ích dài hạn trong việc phát triển và mở rộng quy mô hệ thống.
- Phân Biệt Cloud Và Colocation Có Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Gì? Nên Chọn Dịch Vụ Nào?
- Bí quyết lựa chọn dịch vụ Cloud Server cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- MobiFone Cloud Data Center- Trung tâm dữ liệu “đám mây” cho doanh nghiệp
- LỢI ÍCH CỦA CLOUD ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
- Nam Á Bank tham quan Data Center của MobiFone tại Quận 9